Trường THPT 19-5 Kim Bôi
Chào mừng bạn đến với diễn đàn trường THPT 19/5
Mời bạn Đăng ký để có thể sử dụng đầy đủ chức năng trong diễn đàn...Xin cảm ơn..


Đăng nhập để cùng trò chuyện với các thành viên 19/5 nhé các bạn..!

Join the forum, it's quick and easy

Trường THPT 19-5 Kim Bôi
Chào mừng bạn đến với diễn đàn trường THPT 19/5
Mời bạn Đăng ký để có thể sử dụng đầy đủ chức năng trong diễn đàn...Xin cảm ơn..


Đăng nhập để cùng trò chuyện với các thành viên 19/5 nhé các bạn..!
Trường THPT 19-5 Kim Bôi
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Phân tích bài thơ "Từ ấy" - sưu tầm

Go down

   Phân tích bài thơ "Từ ấy" - sưu tầm Empty Phân tích bài thơ "Từ ấy" - sưu tầm

Bài gửi by 0979198190 Sun Sep 25, 2011 9:50 am

Phân tích bài thơ "Từ ấy"


Trong những năm tháng dầu sôi lửa bỏng của chiến tranh, rất nhiều nhà thơ đã giác ngộ chân lý của Đảng, của Cách mạng Việt Nam, từ đó đã cho ra đời những bài thơ mang đậm khí thế hiên ngang, anh dũng. Một trong những nhà thơ nổi tiếng của nền Văn học kháng chiến chống Pháp chính là nhà thơ Tố Hữu, mà sự giác ngộ Cách mạng của ông được thể hiện qua bài thơ "Từ ấy".

Bài thơ "Từ ấy" được Tố Hữu sáng tác vào tháng 7/1938; nhan đề bài thơ trở thành tên tập thơ đầu của Tố Hữu . Bài thơ nói lên niềm vui sướng hạnh phúc của một thanh niên yêu nước bắt gặp lí tưởng cách mạng của Đảng, thấy gắn bó với nhân dân cần lao.

"Từ ấy" mang một ý nghĩa phiếm đinh về mặt thời gian ... Đó là khi tâm trạng của nhà thơ trong giây phút giác ngộ lí tưởng cộng sản .", là mốc son đánh dấu bước ngoặt, lối rẽ mới trong cuộc đời của nhà thơ Tố Hữu , đối với ông " từ ấy " là một thời gian rất cụ thể, ông đã xác định được con đường đúng đắn mà mình phải đi và cũng chính từ đấy , lý tưởng cách mạng đã soi sáng tâm hồn ông , đã giúp ông tìm được lối đi đúng đắn cho cuộc đời ... mà trước đây , ông đã từng lạc lối.Trong buổi ban đầu, những người thanh niên như Tố Hữu dù có nhiệt huyết nhưng vấn chưa tìm được đường đi trong kiếp sống nô lệ, họ bị ngột thở dưới ách thống trị của thực dân phong kiến "băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời".Chính trong hoàn cảnh đó lí tưởng cộng sản như nắng hạ ,nhà thơ được giác ngộ chủ nghĩa Mác – Lênin ,người thanh niên yêu nước bắt gặp lí tưởng Cách mạng, như mặt trời xua tan đi những u ám, buồn đau, quét sạch mây mù và đen tối hướng đến cho thanh niên một lẽ sống cao đẹp vì một tương lai tươi sáng của dân tộc.

Người thanh niên học sinh Tố Hữu đã đón nhận lí tưởng ấy không chỉ bằng khối óc mà bằng cả con tim, không chỉ bằng nhận thức lí trí mà xuất phát từ tình cảm một kỷ niệm sâu sắc của người thanh niên yêu nước bắt gặp lí tưởng Cách mạng, mà sau này, ông nói rõ trong một bài thơ: "Con lớn lên, con tìm Cách mạng – Anh Lưu, anh Diểu dạy con đi - Mẹ không còn nữa, con còn Đảng. Dìu dắt khi con chửa biết gì"(Quê mẹ).

1.Hai câu đầu là niềm say mê náo nức của nhà thơ khi đón nhận lí tưởng Cách mạng

" Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lý chói qua tim"

-Từ ấy: dấu ấn quan trọng đánh dấu bước ngoặt lớn trong cuộc đời người thanh niên Tố Hữu

-"Bừng nắng hạ", "Mặt trời chân lý", "Chói qua tim" : hình ảnh ẩn dụ

+ "Bừng" : ánh sáng phát ra bất ngờ đột ngột, bao kín đôi mắt nhà thơ

+ "Chói" : ánh sáng có sức xuyên thấu mạnh mẽ, ánh nắng toả sáng rực rỡ , chói chang bắt nguồn từ mặt trời chân lý -lý tưởng cách mạng ,soi sáng trong lòng tác giả

Từ ấy đã làm cho tâm hồn Tố Hữu" bừng nắng hạ" đó là một luồng ánh sáng mạnh mẽ, rực rỡ của nắng vàng chứa chan hạnh phúc ấm no.Soi tỏ vào những bài thơ sau này ta mới thấy hết được niềm vui sướng của Tố Hữu trước ánh sáng huy hoàng của chân lí

"Mặt trời chân lí" là hình ảnh ẩn dụ ca ngợi lí tưởng Cách mạng, ca ngợi chủ nghĩa Cộng sản đã soi sáng tâm hồn, đã "chói qua tim", đem lại ánh sáng cuộc đời như "bừng" lên trong "nắng hạ" - Một cách nói rất mới, rất thơ về lí tưởng:. Tố Hữu với tấm lòng nhiệt thành của mình đã tự hào đón lấy ánh sáng của mặt trời, sẵn sàng hành động cho lí tuởng cách mạng cao đẹp.Bởi lí tưởng đã "chói" vào tim- chính là nơi kết tụ của tình cảm, là nơi kết hợp hài hòa giữa tâm lí và ý thức trí tuệ chỉ thực sự hành động đúng khi có lí tưởng cách mạng, khi có ánh sáng rực rỡ của mặt trời chân lí chiếu vào.

"...Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim..."

Hồn tôi - Vườn hoa lá: Hình ảnh so sánh ? Tố hữu sung sướng lí tưởng Cộng sản cũng như cỏ cây đón nhận ánh sáng mặt trời. Lí tưởng đã mang lại sức sống và niềm tin yêu cuộc đời cho tất cả mọi người, lý tưởng Cách mạng đã làm thay đổi hẳn một con người, một cuộc đời. So sánh để khẳng định một sự biến đổi kì diệu mà lí tưởng Cách mạng đem lại.

"Hồn" người đã trở thành "vườn hoa", một vườn xuân đẹp ngào ngạt hương sắc, rộn ràng tiếng chim hót. Khiến cho đây là khổ thơ hay nhất, đậm đà nhất

Cái giọng điệu rất tỉnh và rất say rạo rực và ngọt lịm hồn ta chủ yếu là cái say người và lịm ngọt của lí tưởng, của niềm hạnh phúc mà lí tưởng đem lại .Ở đây hiện thưc và lãng mạn đã hòa quyện vào nhau tạo nên cái gợi cảm, cái sức sống cho câu thơ. :

2. Lời tự nguyện của nhà thơ khi giác ngộ lí tưởng Đảng

Nếu khổ đầu là một tiếng reo vui phấn khởi thì khổ thứ hai và thứ ba là bản quyết tâm thư của người thanh niên cộng sản nguyện hòa cái tôi nhỏ bé của mình vào cái ta chung rộng lớn của quần chúng nhân dân cần lao.Người đọc thật sự cảm động bởi thái độ chân thành thiết tha đến vồ vập của một nhà thơ vốn xuất thân từ giai cấp tiểu tư sản tự giác và quyết tâm gắn bó vớI mọi người

"Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải khặp muôn nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời"

- Động từ "buộc", "trang trải": những hành động có tính tự nguyện .

"Buộc" và "trang trải"là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau nhưng nó đều nằm trong nhận thức mới về lẽ sống của Tố Hữu. "Buộc" là đoàn kết gắn bó, tự nguyện gắn bó đời mình với nhân dân cần lao, với hết thảy nhân dân lao động Việt Nam

-"Lòng tôi ","tình ","hồn tôi"gắn liền với "mọi người ","trăm nơi","bao hồn khổ" , sự gắn bó đồng cảm sâu xa giữa cái tôi riêng và cái ta chung ,giữa tấm lòng nhà thơ với khối đời chung của nhân dân lao động .

"Để tình trang trải với trăm nơi"

Xác định vị trí của mình là đứng trong hàng ngũ nhân dân lao động chưa đủ, "trang trải"-"trăm nơi" biểu hiện một tinh thần đoàn kết, tình cảm nồng thắm, chan hòa với nhân dân.Tình yêu người, yêu đời trong Tố Hữu đã nâng lên thành chủ nghĩa nhân đạo cộng sản.Nhà thơ muốn được như Mác: "Vì lẽ sống, hy sinh cho cuộc sống - Đời với Mác là tình cao nghĩa rộng"., mong ước xây dựng một khối đời vững chắc làm nên sức mạnh quần chúng cách mạng.Từ đó Tố Hữu đã thể hiện niềm hãnh diện khi được là một thành viên ruột thịt trong đại gia đình những người nghèo khổ bất hạnh.

-"Bao hồn khổ": tầng lớp đáng thương nhất trong xã hội đương thời, "để" gợi lên ý thơ chủ động sự gắn kết lòng mình với mọi người hòa làm một, chứa đựng nỗi thương xót tột cùng và sự đồng cảm sâu sắc đối với "đại gia đình" đang trong cảnh lầm than.

-"Khối đời": danh từ trừu tượng, thể hiện một khái niệm cuộc sống bao quát, gộp chung, không thể nhìn, cân đong đo đếm, nhưng lại gói ghém thành một sức mạnh phi thường, cụ thể hóa phi vật thể.

=> Nhấn mạnh lần nữa mối ân tình giữa tác giả với muôn dân, khẳng định cuộc sống bản thân nhà thơ không có sự riêng biệt, mà chỉ là một phần tử nhỏ chan hòa và giao cảm với những mảnh đời còn lại.

3.Sự khẳng định của nhà thơ


"Tôi đã là con của vạn nhà
Là em của vạn kiếp phôi pha
Là anh của vạn đầu em nhỏ
Không áo cơm ,cù bất cù bơ."

-"đã là", "là con","là em", "là anh": tình cảm đầm ấm ,thân thiết, gắn bó và gần gũi

- Đối tượng :"vạn nhà ", "vạn kiếp phôi pha", "vạn đầu em nhỏ ": quần chúng lao khổ, những kiếp sống mòn mỏi đáng thương, những mái đầu trẻ thơ tội nghiệp không nơi nương tựa.

-Điệp từ "là" gắn với những đại từ quan hệ thân thuộc, trìu mến, một mặt thể hiện mối quan hệ tự nhiên mà gắn bó sâu sắc, mặt khác ngầm khẳng định nhiệm vụ, vai trò lớn lao của người thanh niên đối với cộng đồng, xã hội .

"Cù bất cù bơ": tính từ khá mới lạ nhưng người đọc vẫn cảm nhận được hòan cảnh nay đây mai đó, bơ vơ không chỉ riêng tác giả, mà còn dựng lên được cuộc sống mỏng manh của hầu hết đồng bào đang trong đói khổ.

Sự chuyển biến trong tâm trạng của Tố Hữu: tấm lòng đồng cảm, xót thương đối với mọi người lao khổ . Qua đó còn thể hiện lòng căm giận của nhà thơ trước bao bất công ngang trái của cuộc đời cũ. Tố Hữu đã thể hiện niềm hãnh diện khi được là một thành viên ruột thịt trong đại gia đình những người nghèo khổ bất hạnh, nguyện sẽ đứng vào hàng ngũ những người "than bụi, lầy bùn"là lực lượng tiếp nối của "vạn kiếp phôi pha", là lực lượng ngày mai lớn mạnh của "vạn đầu em nhỏ",để đấu tranh cho ngày mai tươi sáng.Điệp từ "là" được nhắc đi nhắc lại, nó vang lên một âm hưởng mạnh mẽ lắng đọng trong tâm hồn ta một niềm cảm phục, quý mến người trai trẻ yêu đời, yêu người này.

Với một tình cảm cá nhân đằm thắm, trong sáng, "Từ ấy" đã nói một cách thật tự nhiên nhuần nhụy về lí tưởng, về chính trị và thật sự là tiếng hát của một thanh niên, một người cộng sản chân chính luôn tuôn trào trong mình mạch nguồn của lí tưởng cách mạng.

4. Nghệ thuật

-Sử dụng biện pháp tu từ : ẩn dụ ,so sánh , diệp từ

-Thể thơ thất ngôn, 1 thể thơ truyền thống

-Ngôn ngữ giàu hình ảnh, nhịp diệu

-Sự đa dạng của bút pháp tự sự, lãng mạn, trữ tình.

Tổng kết:

Trong lịch sử văn học cách mạng nước nhà, thật hiếm thấy nhà thơ nào lại có những tác phẩm mang đậm dấu ấn đặc trưng của mỗi giai đoạn lịch sử và đã đi vào lòng người như thơ Tố Hữu trong thế kỷ 20. Tình yêu quê hương, đất nước thiết tha, sâu nặng đã hóa thân vào những vần thơ trữ tình chính trị đạt tới đỉnh cao về nghệ thuật thơ ca cách mạng, cả cuộc đời Tố Hữu đã hiến dâng cho tổ quốc, cho Đảng và nhân dân. Khi biết sắp phải đi xa, ông cũng chỉ nghĩ là về một nơi mà ta vẫn gọi là "cõi tạm". Ông mong muốn tiếp tục được hiến dâng.Nhà thơ Cách mạng ấy , cùng biết bao nhà thơ khác đã từng lac lối giữa cuộc đời , giữa sự lựa chọn lớn lao , cống hiến cuộc đời , tuổi trẻ cho Cách Mạng . Nhưng " từ ấy " , nhà thơ đã tìm được lối đi cho mình khi giác ngộ lý tưởng cộng sản...

Bài thơ "Từ ấy" là tâm niệm của một người thanh niên yêu nước, giác ngộ lý tưởng cách mạng. Nó thể hiện niềm vui sướng, say mê mãnh liệt, những nhận thức và tình cảm mới của Tố Hữu khi có ánh sáng lý tưởng cách mạng soi rọi. Sự vận động ấy của tâm trạng nhà thơ được thể hiện bằng những hình ảnh tươi sáng, rực rỡ; các biện pháp tu từ và ngôn ngữ giàu nhịp điệu."Từ Ấy" là một bài thơ vừa có tính triết lý sâu sắc, vừa rất gần gũi, bình dị, thân thuộc. Sau mấy chục năm đọc lại, những vần thơ đó vẫn là một câu hỏi thấm thía mà những người cộng sản hôm nay không thể không suy ngẫm một cách nghiêm túc để tự mình tìm ra lời giải đáp thấu đáo. Giữa cái chung và cái riêng, giữa cộng đồng - tập thể và cá nhân, giữa vật chất tầm thường và tinh thần – tư tưởng của người cộng sản.



Ta đi tới đỉnh cao muôn trượng
Mắt trông về tám hướng phía trời xa
Chân dép lốp bay vào vũ trụ
Khi trở về ta lại là ta

Từ ấy tim tôi ngừng tiếng hát
Trông về Việt Bắc tít mù mây
Nhà càng lộng gió thơ càng nhạt
Máu ở chiến trường, hoa ở đây.



Khi đọc bài thơ này của nhà thơ Xuân Sách, Tố Hữu phải thừa nhận với tác giả rằng ......thơ cực kỳ phản động...nhưng cực kỳ hay...các bạn thấy sao, tài của nhà thơ XS thì không cần bàn cãi xong qua bài thơ này chúng ta phần nào hiểu được nhà thơ cách mạng của chúng ta ..phải không.???? những vần thơ tuyệt vời...

Mấy suy nghĩ về nhà thơ Xuân Sách

PHÙNG VĂN KHAI

Trong những thăng trầm mỗi nhà văn nếm trải mỗi người mỗi vẻ ấy, tôi luôn có suy nghĩ rằng, nhà thơ Xuân Sách đã nếm trải nỗi buồn, có những lúc như là sự cơ hàn và cả sự thất vọng ở một tình thế khác người. Và ông đã tự vượt qua. Và ông cầm bút viết ra những bài thơ, những trang văn, theo tôi không ít trang sâu sắc và bình dị. Để rồi, khi sau này dành thời gian viết những bài thơ chân dung các nhà văn, chất lượng và tâm huyết ở thời kỳ mới, đã dường như gây ra những nỗi buồn cho người viết chăng? Tôi vẫn nghĩ chưa có sự công bằng cho các bài thơ chân dung của ông và về phía cá nhân, tư cách người viết văn, tôi mong muốn các tác phẩm ấy được hiểu một cách bình đẳng. Chúng ta nên tự nâng mình trong sự hiểu và cho phép hiểu mọi tác phẩm văn học nghệ thuật, miễn là phục vụ sự tiến bộ của xã hội loài người, trong đó có những văn nghệ sĩ, để chúng ta, khi viết về nhau một cách bình thường, cũng là chuyện bình thường. Những khuyết điểm, kể cả sự non yếu, ấu trĩ về chính trị của người viết, đương nhiên nó sẽ tự đào thải, thời gian và sự tinh tường của độc giả đích thực sẽ biết giải quyết êm thấm một cách công bằng những điều ấy.

Mấy năm trước, trong đợt công tác tại thành phố Vũng Tàu làm phim tài liệu, nhà văn Hoàng Quốc Hải giới thiệu tôi với giám đốc Nhà sáng tác Vũng Tàu - nghệ sĩ Đỗ Mão. Rằng là cứ vào đấy, khó khăn gì thì gặp Đỗ Mão, cứ như thế, như thế. Với cá tính ham chơi, đương nhiên tôi đến chào Đỗ Mão. Ông là một nghệ sĩ về bè bạn học. Chơi rất bền và chơi rất hay với giới văn nghệ sĩ. Khi biết công việc của tôi là làm phim chân dung các văn nghệ sĩ lão thành, đặc biệt các văn nghệ sĩ từng tham gia các cuộc chiến tranh, viết về các cuộc chiến tranh, Đỗ Mão bảo: Hay là chúng ta làm phim chân dung về nhà thơ Xuân Sách? Với trực giác của mình, tôi đồng ý ngay còn hăng hái gọi điện ra báo cáo Tổng biên tập, một nhà báo dày dặn kinh nghiệm và luôn tạo điều kiện cho anh chị em Biên tập viên trẻ làm việc, sáng tạo. Anh luôn rất tin tôi ở sự thẩm định những đóng góp của các văn nghệ sĩ trong các cuộc kháng chiến. Tôi trò truyện với anh, trình bày cách làm phim qua điện thoại. Như mọi bận, anh ủng hộ tôi và nhắc nhở một số điều. Anh cũng hào hứng như tôi, như Đỗ Mão. Ai chứ nhà thơ Xuân Sách, biên tập viên thơ có hạng ở tạp chí Văn nghệ quân đội, tác giả của những bài thơ nổi tiếng đã được phổ nhạc như Việt Nam trên đường chúng ta đi, Cùng anh tiến quân trên đường dài… tác giả của rất nhiều tác phẩm văn xuôi, thơ và là người rất cá tính trong biên tập, từng thẳng thừng không cho đăng những bài thơ yếu kém của các cây đa, cây đề trong làng văn nghệ ở những thời gian ông làm biên tập thơ VNQĐ. Ngay bản thân ông, khi cảm nhận về nghề viết, đã viết ra những dòng về mình cũng thật là riêng: “Tôi nghiệm ra rằng viết văn, viết cho hay, là cực khó. Nghề văn so với các nghề khác trong xã hội có tỉ lệ người làm nghề rất thấp. Người tài, có tác phẩm xuất sắc càng ít, cả một thời đếm không hết mười đầu ngón tay. Vậy là hiếm là quý? Trớ trêu thay, những văn tài bao giờ cũng lận đận, làm nghề văn ít thấy người không trải chìm nổi, truân chuyên… Nhưng những sáng tạo của các văn tài bao giờ cũng thuộc về nhân dân và là tinh hoa của dân tộc. Đó phải chăng là một quy luật đặc thù của nghề văn?”.
Được Tổng biên tập đồng ý, lại được Đỗ Mão khích lệ, chúng tôi đến nhà nhà thơ Xuân Sách, vừa là xin phép, vừa là bàn bạc cách làm luôn. Khi ấy, máy móc quay phim tôi đã chuẩn bị, chỉ đợi nhà thơ ừ là tiến hành. Ngày ấy, chúng tôi làm phim chân dung cũng không cầu kỳ lắm, thường khoảng 20 đến 25 phút, khi phát sóng cũng có dư luận. Tôi đã thực hiện phim chân dung về các nhà văn nhà thơ Nguyễn Thi, Hoàng Cầm, Tạ Hữu Yên, Hồ Phương, Học Phi, Xuân Thiêm, Vũ Cao, Ngân Giang, Thanh Giang… các họa sĩ Huỳnh Văn Gấm, Huỳnh Phương Đông, Phan Kế An, Mai Văn Hiến, Văn Đa, Huy Oánh, Quang Thọ… các nhạc sỹ Nguyễn Văn Tý, Phan Huỳnh Điểu, Hoàng Hiệp, Huy Du, Huy Thục, Hoàng Tạo… ở cơ quan, nhìn chung thời gian ấy tôi đặc trách mảng phim chân dung các văn nghệ sỹ nên làm cũng có mảng có miếng, biết cách khơi lên, dựng lại khá thành công chân dung các văn nghệ sỹ. Có phim đã đoạt giải trong các kỳ thi, kỳ liên hoan ở các cấp độ khác nhau.

Hôm ấy, thông qua sự liên lạc của Đỗ Mão, tôi xin phép đến thăm và làm việc với ông. Đúng hẹn, chúng tôi đến căn nhà nhỏ nơi ông sống. Những cành phong lan được trồng từ lâu và chăm sóc cẩn thận đang đua nhau thả ra những chùm hoa rất đẹp. Tôi nắm bàn tay gầy nhỏ nhưng rất ấm của nhà thơ bây giờ mới gặp. Bên ấm trà, có cả rượu, tôi, người lần đầu tiên gặp mặt sao mà cảm thấy thoải mái quá. Tôi thấy ông có một trí nhớ và sự thông minh tuyệt vời. Tuy thỉnh thoảng mới nói ra những điều đang nghĩ, nhưng bằng một trực cảm riêng, tôi biết ông đang suy nghĩ nhiều đến những vấn đề văn nghệ, hay nói cách khác, văn chương ăm ắp trong con người ông vẫn luôn sôi réo, cựa quậy trong mặt biển chiều mênh mông im lặng. Tôi như thấy biết bao nhiêu sóng ngầm ở dưới cái đại dương im lìm ấy.
Và thật bất ngờ, ông từ chối tôi thực hiện bộ phim chân dung về ông.
Ông là người thứ hai từ chối làm phim chân dung khi tôi đề nghị.

Người trước đó là nhà văn Nguyên Ngọc.
Khi thực hiện phim tài liệu chân dung về nhà văn Nguyễn Thi, nhà văn Nguyên Ngọc đã nhiệt tình giúp đỡ tôi rất nhiều về tư liệu, đặc biệt những tư liệu khi ông và Nguyễn Thi cùng nhau hành quân bộ vào chiến trường Khu 5 rồi sau đó Nguyễn Thi vào Đông Nam bộ còn Nguyên Ngọc vào chiến đấu với bà con ở Tây Nguyên. Cuộc ấy, tôi có phỏng vấn nhà văn Nguyên Ngọc về cá tính cũng như các sáng tác của Nguyễn Thi. Nguyên Ngọc nói rất hay, tôi đặc biệt nhớ câu khi hai người chia tay nhau ở ngã ba đường rừng Khu 5 đêm Nguyễn Thi vào Nam, Nguyễn Thi ôm siết Nguyên Ngọc bảo: Ngọc ơi! Nhất định anh em mình chỉ về Bắc bằng con đường số một đã giải phóng!
Tôi thấy hình như Nguyên Ngọc khóc.
Tôi đã làm phim ấy bằng hết khả năng của mình.
Thế mà sau đó, nói thế nào ông cũng không đồng ý.

Và hôm nay, người thứ hai là Xuân Sách.
Tôi nghĩ rằng, Xuân Sách có lý do riêng xác đáng của mình. Đối với những người làm văn chương, lý do ấy đôi khi chẳng cần phải nói ra. Những ngày ấy, từ trường của tập thơ chép tay Chân dung nhà văn vẫn đang âm ỉ cháy lan trong giới văn nghệ toàn quốc. Bản thân ông, dường như bao chiêm nghiệm, tuổi tác, cả những thị phi, cá tính, vui buồn…đã cho ông luôn luôn biết tự quyết định làm điều gì và không nên làm điều gì. Tôi lờ mờ hiểu rằng, đằng sau tảng trán gồ vát đang bóng loáng lên kia là bao nhiêu suy tư chưa nói được, thậm chí có những suy nghĩ ông quyết định giữ lại chẳng bao giờ nói thì ý nghĩa gì cái sự xuất hiện bằng phim ảnh. Tôi lặng lẽ nhấm nháp từng ly rượu và trả lời nhà thơ với cái vốn hiểu biết của mình về các văn nghệ sỹ lớn tuổi, các đàn anh và bè bạn của ông ở Hà Nội mà tôi may mắn được biết và cũng tuyệt nhiên không nhắc gì đến phim ảnh nữa.

Buổi gặp đầu tiên ấy, đã cho tôi nhiều ấn tượng về ông khác hẳn những đồn đại, kể cả những bài viết về ông một cách thái quá theo chiều này hoặc chiều kia mà người đời gọi là dấm ớt. Nhìn một văn nghệ sỹ mà xuất phát và căn cứ vào những lệ thuộc ngoài văn chương thì đời sống cá nhân cũng như tác phẩm của nghệ sỹ ấy dễ bị hiểu lệch lạc mà nhiều khi càng cải chính càng xa rời sự thật. Tôi hiểu, chắc là đã từ lâu, ông cần một sự tĩnh tại tuyệt đối để biết đâu chiêm nghiệm ra một điều gì hoặc có khi ông đã ngộ ra sự im lặng mới là cái đích hướng tới của mình. Tập thơ Chân dung nhà văn khi có đời sống riêng biệt của nó đã cho ông một suy nghĩ như thế? Hay rốt cuộc, những tác phẩm văn chương gan ruột mà ông theo đuổi, thực ra cũng chẳng giải quyết được gì trong cuộc sống đang ngày càng tù túng và cạn cợt? Văn chương gì mà đi mãi, đi mãi cũng chỉ gặp rặt những thứ mà mình muốn tránh nó đi, tốn bao mồ hôi công sức đấu với nó, cả đoàn thể cũng đấu với nó mà sao nó vẫn cứ nhăn nhở chiếm hữu và tuồng như đang thắng thế trong đời sống này. Tôi thấy những suy nghĩ miên man, đứt nối, trùng điệp của ông mà bỗng tưởng như cá nhân mình cũng đang ngày càng phù phiếm và dớ dẩn.

Công cuộc mưu sinh như cơn lốc cuốn đi.

Vài năm sau, tôi tình cờ gặp nhà thơ trong một hoàn cảnh khác.

Hôm ấy tôi vừa ở Tây Nguyên về Sài Gòn sau một tháng triền miên đi hơn 20 đồn biên phòng của các tỉnh Đắk Nông, Đắk Lắk, Gia Lai thì nhận được thông tin từ cơ quan VNQĐ ( lúc này tôi đã chuyển công tác về đó) là cố gắng đi tàu cánh ngầm xuống Vũng Tàu dự đám cưới con nhà thơ Xuân Sách. Quẳng ba lô xuống, tôi hồ hởi bắt xe ôm ra bến tàu cánh ngầm ngay. Đến nơi, đám cưới đang bắt đầu. Các anh chị văn nghệ sỹ, trong đó có Đỗ Mão đón tiếp rất niềm nở. Và tôi đã vô cùng kinh ngạc khi chứng kiến cảnh vợ chồng nhà thơ cùng thông gia và cô dâu chú rể sang trọng lướt một chiếc băng chuyền từ dưới cuối khán phòng trong tiếng nhạc và hoa và sâm panh và tiếng vỗ tay như sấm của những người dự tiệc. Ngạc nhiên hơn nữa, khi đến chỗ chúng tôi chúc rượu, ông đã nhận ra tôi ngay và hóm hỉnh bảo: Không giận mình vụ làm phim chứ hả? Biết cậu về Tạp chí rồi, lại làm đúng chân của tớ, khỏe văn xuôi nhưng làm biên tập viên thơ, thú vị nhỉ. Cả mâm cười vang chúc tụng và thầm phục trí nhớ tuyệt vời của nhà thơ ở một cái việc mà chắc hiếm người nhớ thế để làm gì.

Hôm ấy, qua mọi người, qua xâu chuỗi những suy nghĩ không liền mạch của tôi về ông mới thấy ông vẫn là người luôn nhập cuộc. Nhập cuộc một cách đầy chủ động. Có điều, cái cách nhập cuộc, nhập vào đời sống của Xuân Sách rất khác người ra. Ông lặng lẽ và nghiền ngẫm, đưa ra những ứng xử với văn chương, với thời cuộc theo một cách riêng. Đã bao nhiêu năm ông ưa náo hoạt thì mấy chục năm cuối ông trở về im lặng mà mặc kệ người đời. Trong khoảng thời gian không gặp ông, tôi nhiều lần gặp nhà thơ Vũ Cao, một người hiểu Xuân Sách hơn ai hết, và tôi hỏi về ông, và Vũ Cao chỉ tủm tỉm cười. Mãi sau này, trong những đêm đông mưa rét bố mẹ vợ con tôi ốm triền miên ở các bệnh viện, bản thân bị vướng vào những chuyện thị phi, khi ấy tôi mới thấy sự hữu hạn, nhỏ bé biết nhường nào của văn chương trước cuộc đời và đột nhiên loé sáng về những sự im lặng, những cái mỉm cười ý nhị của những người đi trước.
Cuộc sống qủa là có những lý lẽ riêng của mình.

Văn chương so với cuộc sống nhỏ bé xiết bao.

Nhưng càng thế tôi càng yêu những người nghệ sĩ.

Kể ra đây những chuyện rất nhỏ trong văn nghệ và đời sống ấy, tôi muốn nói một điều rằng, các văn nghệ sỹ nhìn nhau, bao giờ chẳng mỗi người một góc cạnh. Có điều, dù khác nhau về cách nhìn đến mấy những mỗi khi chúng ta viết về nhau, lại là viết về những người lớn tuổi, người đi trước, đặc biệt là những người đã khuất nên hết sức thận trọng. Vừa qua, nhà phê bình Vương Trí Nhàn, một người cùng cơ quan, đàn em của nhà thơ Xuân Sách trong bài viết rất công phu Xuân Sách hay là một đặc sản văn chương từng trích in trên một tạp chí văn học và các trang báo mạng đã bằng vào một điểm nhìn và cách thể hiện theo tôi là chưa ấm áp, còn nhiều áp đặt và thiên kiến cá nhân khiến tôi có nhiều suy nghĩ. Tôi không thân thiết với nhà thơ Xuân Sách, lại càng ít gặp gỡ nhà thơ mặc dù tôi luôn là người ưa thích và dành nhiều thời gian trong việc giao tiếp, gặp gỡ các văn nghệ sĩ đàn anh, những người lớn tuổi, các bậc cha chú trong làng văn. Tôi gặp ông vẻn vẹn có hai lần, và trong những lần ấy lại gần như không nói gì nhiều về văn chương, nghệ thuật. Tôi đọc ông cũng ít, ngoại trừ Đội thiếu niên du kích Đình Bảng đọc từ tấm bé và khi ấy chẳng thể nào thẩm định văn chương. Sau này cũng thế, so với việc hiếm gặp ông do địa lý và cơ duyên, thì việc đọc các sáng tác của ông, kể cả Chân dung nhà văn chắc gì đã là kỹ lưỡng. Nhưng tại sao tôi vẫn cầm bút viết về ông, cho dù ở một góc nhìn rất nhỏ? Điều này cho tôi giải thích luôn: Đó là một trực giác văn nghệ. Trực giác xưa nay vẫn giúp tôi vượt qua nhiều bẫy giập ở đời, kể cả những bẫy giập nguỵ trang bằng danh vọng, tiền tài, nhung lụa. Khi nhà thơ Xuân Sách mất, thật tình cờ, tôi lại ở Tây Nguyên. Nhận điện thoại là ông đã ra đi, lúc ấy tôi chỉ thoáng chạnh lòng đôi chút, thoáng đó đi qua rất nhanh. ấy vậy mà, khi đọc bài báo về chân dung ông, của một đàn em của ông viết về ông tôi bỗng không hiểu tại sao như là mình rơi vào một tình huống khó xử? Đọc bài viết ấy, tôi rất buồn và thoạt tiên chỉ biết im lặng. Không hẳn vì mình là lớp hậu sinh chẳng mấy liên quan. Cũng không hẳn tôi không có khả năng viết những bài hay hơn thế nhưng khác thế. Tôi buồn vì một lý do gần như không giải thích được. Và cũng chẳng muốn giải thích để làm gì. Tôi chưa có đức tính im lặng lâu bền hay từ chối tức thì một điều gì đó như một số nhà văn nhà thơ lớn tuổi khi tôi đề nghị làm phim chẳng hạn? Ở tuổi tôi không nên có những hành vi ấy. Bởi vậy, cũng như một cách im lặng, tôi cầm bút viết mấy điều vụn vặt, bé nhỏ mà nếu không có bài viết kia chắc chắn chẳng bao giờ tôi viết. Hay đó là cá tính của tôi chăng?


Tâm sự của tác giả

Những bài thơ chân dung các nhà văn của tôi ra đời trong trường hợp rất tình cờ. Hồi ấy, bước vào thập kỉ 60, tôi đang độ tuổi ba mươi, từ đơn vị được chuyển về Tạp chí Văn nghệ Quân đội, ở ngôi nhà số 4 Lý Nam Đế, Hà Nội. Ngoài công việc của toà soạn tờ báo ra, thời gian của chúng tôi dành nhiều cho việc học tập chính trị. Những vấn đề thời sự trong nước, thế giới, những đường lối, chỉ thị nghị quyết, những vấn đề tư tưởng lâu dài và trước mắt... đều phải học tập nghiêm túc, có bài bản. Học một ngày, hai ngày, có khi cả tuần, cả tháng. Lên lớp, thảo luận, kiểm điểm, làm sao cho mỗi đợt học, kiến thức và tư tưởng của từng người phải được nâng cao lên một bước. Những buổi lên lớp tập trung trên hội trường gồm hàng ngàn sĩ quan, anh em văn nghệ sĩ, các nhà văn, các hoạ sĩ, nhạc sĩ... thường ngồi tập trung với nhau ở những hàng ghế cuối hội trường thành một “xóm” văn nghệ. Để chống lại sự mệt mỏi phải nghe giảng về hai phe bốn mâu thuẫn, về ba dòng thác cách mạng, về kiên trì, tăng cường, nỗ lực, quyết tâm... mấy anh em văn nghệ vốn quen thói tự do thường rì rầm với nhau những câu chuyện tào lao, hoặc che kín cho nhau để hút một hơi thuốc lá trộm, nuốt vội khói, nhiều khi ho sặc sụa. Nhưng rồi những chuyện đó cũng bị phát hiện, bị nhắc nhở phê bình. Vậy phải thay đổi, chuyển sang bút đàm.

Vào năm 1962, có đợt học tập quan trọng, học nghị quyết 9, nghị quyết chống xét lại, chống tư tưởng hoà bình chủ nghĩa, và dĩ nhiên văn nghệ là đối tượng chú ý trong đợt học này. Hội trường tập trung đông, trời nắng, hơi nóng từ cái sân xi măng hắt lên như thiêu như đốt. Quân đội đang tiến lên chính quy, hiện đại, ăn mặc phải chỉnh tề, đầy đủ cân đai bối tử, đi giầy da, những đôi giầy cao cổ năng như cùm. Bọn tôi, trừ vài trường hợp như Vũ Cao, Nguyễn Khải có đôi chân quá khổ, có cớ chưa có giầy đúng số để đi dép, nhưng cũng là những đôi dép có quai hậu, ngồi học cũng không được tụt quai. Nhân đây tôi nói thêm về Vũ Cao, ông là người có biệt danh “quanh năm đi chân đất”, ở nhà số 4 các phòng sàn ván đều được lau bóng để đánh trần nằm xuống mà viết. Qui định của phòng là phải bỏ dép trừ... Vũ Cao, bởi để ông đi dép vào phòng còn sạch hơn đi chân trần. Giờ đây ngồi học được ưu tiên đi dép vẫn là nỗi cực khổ đối với ông.

Trong buổi lên lớp như thế, Nguyễn Trọng Oánh xé vỏ bao thuốc lá Tam Đảo viết một bài thơ bằng chữ Hán trao cho tôi, ở VNQĐ Oánh được gọi là ông Đồ Nghệ giỏi chữ Hán, và tôi được gọi là ông Đồ Thanh bởi cũng võ vẽ đôi ba chữ thánh hiền. Oánh bảo tôi dịch bài thơ Oánh viết vịnh Xuân Thiều. Xuân Thiều cũng ở lứa tuổi chúng tôi nhưng trông già dặn vì cái đầu hói, tóc lơ thơ. Con đường văn chương mới bước vào còn lận đận. Mới in được tập truyện ngắn đầu tay Đôi vai, tập tiểu thuyết Chuyển vùng viết về cuộc chiến đấu chống Pháp ở Bình Trị Thiên mà Thiều tham dự, đã sửa chữa nhiều lần, đưa qua vài ba nhà xuất bản chưa “nhà” nào chịu in.

Tôi thấy bài thơ Oánh viết rất hay và dịch.


Văn nghiệp tiền trình khả điếu quân
Mao đầu tận lạc tự mao luân
Lưỡng kiên mai liễu phong trần lý
Chuyển địa hà thời chuyển khắc ngân.

Dịch nghĩa:


Con đường văn nghiệp khá thương cho ông
Lông đầu ông đã rụng trơ trụi
Đôi vai lầm lũi trên con đường gió bụi
Chuyển vùng đến bao giờ thì chuyển thành tiền được?

Dịch thơ:


Con đường văn nghiệp thương ông
Lông đầu rụng hết như lông cái đầu
Đôi vai gánh mãi càng đau
Chuyển vùng nào nữa làm sao thành tiền?

Dịch xong tôi chuyển bài thơ cho anh em đọc. Oánh tỉnh bơ với bộ mặt lạnh lùng cố hữu, còn mọi người phải nén cười cho khỏi bật thành tiếng. Nguyễn Minh Châu gục xuống bàn kìm nén đến nỗi mặt đỏ bừng và nước mắt dàn dụa.

Tự nhiên trong đầu tôi loé lên cái ý nghĩ mà người ta thường gọi là “tia chớp”. Thơ chân dung! Trong bài thơ Oánh phác hoạ một Xuân Thiều với hình dáng và văn nghiệp bằng cách dùng nghĩa kép tên tác phẩm: Đôi vai; Chuyển vùng. Và sau chốc lát, tiếp tục trò đùa của Oánh tôi viết bài thơ về Hồ Phương, đang ngồi cạnh tôi, và bài thơ số một về chân dung các nhà văn ra đời. Hồi đó Hồ Phương đã là tác giả in nhiều tác phẩm, đã được một số giải thưởng các cuộc thi sáng tác văn học. Tôi dùng các tên các tập truyện của anh: Trên biển lớn; Xóm mới; Cỏ non và tên cái truyện ngắn đầu tay vẫn được nhắc đến “Thư nhà”. Tôi viết bài thơ ra mẩu giấy:


Trên biển lớn lênh đênh sóng nước
Ngó trông về Xóm mới khuất xa
Cỏ non nay chắc đã già
Buồn tênh lại giở thư nhà ra xem

Tôi đưa bài thơ cho Nguyễn Khải. Anh đọc xong trên mặt có thoáng chút ngạc nhiên và nghiêm nghị chứ không cười như tôi chờ đợi. Anh bỏ bài thơ vào túi chứ không chuyển cho người khác. Đến giờ giải lao chúng tôi ra ngồi quanh gốc cây sấu già, Nguyễn Khải mới đưa bài thơ cho Hồ Phương đọc. Mặt Hồ Phương hơi tái và cặp môi mỏng của anh hơi run. Nguyễn Khải nói như cách sỗ sàng của anh: “Thằng này (chỉ tôi) ghê quá, không phải trò đùa nữa rồi!”

Tôi hơi hoảng, nghĩ rằng đó chỉ là trò chơi chữ thông thường. Sau rồi tôi hiểu ngoài cái nghĩa thông thường bài thơ còn chạm vào tính cách và đánh giá nhà văn. Mà đánh giá nhà văn thì có gì quan trọng hơn là tính cách và tác phẩm. Bài thơ ngụ ý Hồ Phương viết nhiều chăng nữa vẫn không vượt qua được tác phẩm đầu tay và vẫn cứ: “Buồn tênh lại giở thư nhà ra xem...”



*


Trước đấy, khi còn là lính địa phương, cái xã hội nhà văn đối với tôi đầy thiêng liêng bí ẩn. Đấy là những con người dị biệt, rất đáng ngưỡng mộ, rất đáng yêu mến, dường như họ là một “siêu tầng lớp” trong xã hội. Mỗi hành động, mỗi cử chỉ, lời nói của họ đều có thể trở thành giai thoại, và cả tật xấu nữa, dường như cũng đứng ngoài vòng phán xét thông thường. Tóm lại đó là một thế giới đầy sức hấp dẫn đối với một người say mê văn học và tấp tểnh nuôi mộng viết văn như tôi. Khi tôi được về Hà Nội vào một cơ quan văn nghệ dù là ở quân đội (hoàn cảnh nước ta quân đội có một vị trí đặc biệt trong xã hội kể cả lĩnh vực văn chương) tôi bắt đầu đi vào thế giới mà trước đây tôi mơước. Điều tôi nhận ra là ngoài cái phần tôi hiểu trước đây thì thế giới nhà văn còn có những chuyện khác. Đấy là cái mặt đời thường, cái mặt rất chúng sinh, và chúng cũng góp phần quan trọng làm nên các tác phẩm và tính cách nhà văn. Vì vậy chân dung của họ không thể bỏ qua. Hơn nữa nếu “vẽ” được chính xác những bức chân dung đó, thì bộ mặt xã hội của thời đại họ đang sống, đang viết cũng qua đó mà hiện lên. Có thể, tôi nghĩ, không có tầng lớp nào hơn các nhà văn, thể hiện rõ nhất bộ mặt tinh thần của dân tộc qua từng giai đoạn. Những điều này tôi nhận ra sau một thời gian dài, khi những bài thơ chân dung lần lượt ra đời, được phổ biến một cách không chính thức nhưng sâu rộng và dai dẳng, vượt qua cả mong muốn của tôi.

Cũng chính các nhà văn giúp tôi nhiều trong sáng tác cũng như phổ biến các bài thơ. Bởi khi nhận xét về tính cách con người, tính cách các nhà văn thì không ai sắc sảo bằng các nhà văn. Người giúp tôi nhiều nhất là anh Nguyễn Khải. Anh có mối quan hệ rộng rãi trong giới, có lối nhận xét rất sắc sảo, chính xác dù có đôi lúc cực đoan. Anh không mấy thích thơ, nhưng anh lại thích những chân dung nhà văn. Anh có nói đại ý là các nhà văn chúng ta quen đánh giá nhận xét mọi tầng lớp người trong xã hội, thì cũng cần tự đánh giá giới mình, cũng đều có cái tốt cái xấu như ai. Về sau thêm anh Vương Trí Nhàn về Văn nghệ Quân đội. Nhà phê bình văn học trẻ tuổi này hết sức cổ suý tôi, đôi khi anh còn thách đố. Chúng tôi thường ngồi trong cái phòng “toilet” khoảng ba mét vuông. Do hệ thống bơm nước lên tầng hai bị hỏng, nên cái phòng vệ sinh đó biến thành “phòng văn”, nó được ốp gạch men trắng bóng lau sạch ngồi thật mát và thoải mái kín đáo. Có những hôm Nhàn mua sẵn vài điếu thuốc lá lẻ, vài cái kẹo lạc, một ấm trà ngon, rồi thách thức tôi viết ngay tại chỗ. Và đã có nhiều bài thơ ra đời như thế. Nhàn nói: “Những bài thơ này ông Sách viết ra khi có con quỉ ám vào ông ấy”. Bởi vì Nhàn đánh giá tôi có một giọng điệu khác hẳn trong những sáng tác không phải thơ chân dung. Nhàn là người rất thuộc thơ, và khi bài thơ tôi làm xong thường thì anh là người phổ biến rộng rãi. Một số anh em trẻ khác như các anh Định Nguyễn, Trần Hoàng Bách thường đem những bài thơ đi phổ biến để được chiêu đãi bia hơi. Có thể nói đó là “nhuận bút” đầu tiên, nhưng không thuộc về người sáng tác mà thuộc về người phát hành.

Tất nhiên những bài thơ đó được phổ biến rộng rãi trong giới. Lúc đầu còn kín đáo, nhưng dần dần thành công khai, và nhất là thành một “tiết mục” không thể thiếu trong những buổi liên hoan của anh em văn nghệ. Có một buổi cũng khá đông đủ các nhà văn, khi đã vào tiệc rượu, mọi người yêu cầu tôi đọc về các nhà văn có mặt. Trong không khí như vậy thì dù các anh chịấy có giận cũng cười xoà làm vui, riêng tôi thấy mình là được trò vui cho mọi người cũng hay chứ sao nữa. Tôi nhớ sau buổi vui anh Nguyễn Đình Thi có nói đại ý nên đem cái tài đó làm những việc có ích hơn là châm chọc nhau. Ngay đó một anh ngồi bên cạnh rỉ tai tôi: “Châm chọc cũng cần có tài và có ích lắm chứ”

Những bài thơ được lan truyền trong nhiều giới khác. Hồi đó tướng Lê Quang Đạo là phó chủ nghiệm Tổng cục chính trị, cấp trên của giới văn nghệ quân đội, ông rất thích những bài thơ chân dung, thường trong giờ nghỉ những buổi họp với giới văn nghệ ông đề nghị đọc cho ông nghe. Sự thích thú tuy có tính cách cá nhân nhưng rất hay cho tôi. Tôi cũng nhận được nhiều phản ứng khác nhau, có khi khen quá lời, có khi bực tức. Tôi kể ra vài trường hợp đặc biệt. Khi tôi đã tìm hiểu được những ứng xử, những tính cách của các nhà văn, ngoài những tác phẩm của họ mà tôi hằng ngưỡng mộ, tôi cứ băn khoăn tự hỏi: Sao thế nhỉ? Với bề dày tác phẩm như thế, với vị trí trong xã hội như thế, sao họ còn ham muốn những thứ phù phiếm đến thế, một chức vụ, một quyền lực, một chuyến đi nước ngoài... mà đã ham muốn thì phải mưu mẹo, phải dối trá, và nhất là phải sợ hãi. Một lần trên báo đăng bài thơ dài của một nhà thơ có tên tuổi viết theo “thời tiết” chính trị, quay ngược lại những điều vừa viết chưa lâu, Nguyễn Khải chỉ bài thơ nói với tôi: “Rất tiếc, một tài năng lỡ tàu”.

Tôi không nghĩ mình đứng ngoài cuộc để phán xét, mà muốn làm cặp mắt thứ hai trong mỗi bài thơ để tự bạch, tự cảm thông với mình và cũng tự giận mình. Tôi vốn yêu thích và kính phục tài thơ Chế Lan Viên, nhưng bài thơ tôi viết về ông lại nói khía cạnh khác. Mỗi lần gặp lại tôi ông lại tỏ ra rất thân thiện. Điều đó làm cho tôi bối rối, phải chăng ông đã hiểu điều gì đó về ông về tôi. Lúc ông Hoài Thanh già yếu phải vào bệnh viện tôi đến thăm ông. Ông không giận tôi nữa, còn cho tôi là người có tình và ông thấy những gì viết về ông có phần đúng, ông đề nghị chữa một chữ trong bài thơ. Khi ông mất, tôi đi viếng, nhìn khuôn mặt ông qua tấm kính, và các con ông oà khóc, tôi bỗng thấy mình như người có tội.

Một lần tôi gặp Xuân Diệu trong quán bia hơi, tôi nâng cốc bia đến chúc mừng ông vừa được bầu làm viện sĩ của Viện Hàn lâm nghệ thuật nước CHDC Đức, ông chạm cốc: “Chúc mừng họ Ngô nhà ta, những bài thơ của cậu đã đi vào cõi bất tử”

Điều tôi không ngờ là cụ Đăng Thai Mai cho người gọi tôi đến nhà bảo tôi đọc thơ chân dung cho cụ nghe. Con người nổi tiếng uyên bác thâm trầm ấy, ngồi đặt cằm lên gối cười khục khục. Đột ngột cụ ngước cặp mắt tinh anh lên nhìn tôi: “Thế còn Đặng Thai Mai?”. Tôi lúng túng: “Viết về bác rất khó, cháu đang suy nghĩ, thưa bác”. Dường như ông cụ không tin lời tôi. Ít lâu sau cụ lại gọi tôi đến: “Anh viết về tôi rồi chứ?”.

Trước tôi chỉ nghĩ cụ không để ý đến trò chơi chữ ngông nghênh này, hoá ra cụ quan tâm thật sự, khiến tôi vừa cảm động vừa thích thú. Nhưng biết làm sao được, viết về cụ rất khó và đến nay tôi vẫn chưa viết được.

Còn cụ Nguyễn Tuân, con người thích đùa một cách cao sang và thâm trầm, thích ăn nem rán nóng bỏng thì gắp lên đặt xuống cái nem nghe thơ và phán: “Hóm, thằng này hóm!”.

Nói về đồng nghiệp cũng là nói về mình. Cái hay cái dở của một người cũng là của một thời. Câu thơ: “Từ thuở tóc xanh đi vỡ đất. Đến bạc đầu sỏi đá chửa thành cơm” đâu phải là số phận của một nhà thơ. Hơn ai hết, tôi nghĩ, nhà văn là đại diện của một thời, là lương tri của thời đại. Đã đành khó ai vượt được thời đại mình đang sống, không dễ nói hết, nói công khai những điều suy nghĩ. Nhưng cũng thật đau lòng khi những nhà văn bán rẻ lương tâm, cong lưng quì gối trước quyền uy, mê muôi vì danh lợi. Có lẽ đó là động cơ thúc đẩy tôi viết, nếu có nói quá cũng dễ hiểu, cái con “quỉ ám” nếu có thì cũng là sản phẩm của những cảm xúc ấy, nỗi đau chung ấy. Nhiều nghịch lý vốn tồn tại trong cuộc đời cũng như trong nghệ thuật. Tiếng cười nhiều khi xuất phát từ nỗi đau.

Những bài thơ chân dung đã có cuộc sống riêng của nó, không phải kì lạ nhưng cũng độc đáo. Nó được lưu truyền đến nay đã ba mươi năm. Đã có nhiều bài “khảo dị”, nhiều bài “ngoài luồng” cũng được gán cho tác giả, bây giờ in ra coi như một sự đính chính. Nó cũng là “một cái gì đó” như có người nói nên mới tồn tại được, nếu nó có ích thì tác giả cũng lấy làm mãn nguyện.



Số phận của ‘Chân dung Nhà văn’

Xuân Sách, người qua đời tại Hà Nội tối 2-6, đạt thành tựu trong cả văn xuôi và thơ trữ tình nhưng nổi tiếng nhất với tập ‘Chân dung nhà văn’.
Đó là 99 ký họa nhà văn (cùng một bài tự họa) lột tả thần thái của nhiều trong số tác giả quan trọng nhất của nền văn học Việt Nam hiện đại.

Xuân Sách dùng chính các tên bài hay câu thơ, tác phẩm văn, kịch nổi tiếng nhất của các đồng nghiệp để dựng chân dung của họ.

Đường đi của tác phẩm

Tập thơ này được in năm 1992 và gây ra tranh cãi rất lớn.

Nhà văn Hoàng Lại Giang, khi đó là Trưởng chi nhánh NXB Văn học ở TP. HCM, kể lại với tư cách người tham gia xuất bản tập thơ.

“Chân dung Nhà văn bắt đầu từ băng ghi âm của Tướng Trần Độ. Anh Trần Độ về Vũng Tàu gặp và muốn nghe Chân dung qua giọng đọc của anh Xuân Sách. Ông ghi lại toàn bộ nội dung vào một cuốn băng.”

Sau khi được nghe cuốn băng, ông Hoàng Lại Giang đặt vấn đề với Xuân Sách là sẽ cho in thành tác phẩm. Ông Giang lại nói chuyện với ông Lữ Huy Nguyên, Giám đốc NXB Văn học, và cuốn sách được in xong chỉ trong thời gian một tuần, với số lượng 3000 bản.

Ông Hoàng Lại Giang kể tiếp: “In xong thì phản ứng của nhà văn rất lớn, và đấy là điều tôi không ngờ đến.”

“Những nhà văn lớn có bản lĩnh, họ chịu đựng nổi, im lặng. Nhưng những nhà văn tầm tầm, lồng lộn, rất gay gắt yêu cầu Bộ Văn hóa kiểm điểm và thu hồi.”

Phần thơ mô tả các quan chức trong giới văn nghệ Việt Nam từ ông Tố Hữu đến Chế Lan Viên, Nguyễn Đình Thi đã làm dư luận chú ý.

Bài về Lưu Quang Vũ đặt cả câu hỏi cái chết bất ngờ khi còn trẻ của đạo diễn sân khấu: "Ông không phải là bố tôi, Con chim sâm cầm ai giết! "

Một cuộc họp của Bộ Văn hóa diễn ra, với năm đại diện: Ba thứ trưởng (Phan Hiền, Huy Cận, và Nông Quốc Chấn), đại diện Hội Nhà văn Vũ Tú Nam, cùng Giám đốc NXB Văn học Lữ Huy Nguyên.

Buổi tối trước ngày họp, ông Giang nói với ông Nguyên rằng việc xuất bản cuốn sách là trách nhiệm của ông, thì để ông “chịu tội”. Ông Nguyên không chịu: “Tôi không thể làm như thế.”

Dừng lại một lúc, ông Nguyên nói: “Tôi biết ông thân với anh Huy Cận và anh Huy Cận cũng rất quý ông. Nếu ông thuyết phục anh Huy Cận ủng hộ thì chúng ta sẽ thoát được khi bên ta được ba phiếu bên chống ta còn lại hai phiếu".

Ông Giang gọi điện thoại ra cho nhà thơ Huy Cận. “Anh rầy tôi cũng dữ, nhưng cuối cùng anh bảo thôi được, để anh tìm cách giúp.”

Kết quả tại phiên họp, có ba người không phản ứng mạnh, “chiều lòng” Hội Nhà văn bằng quyết định niêm phong số bản in còn lại, nhưng không thu hồi.

Nhân cách nhà văn

Tập thơ đã lan truyền rộng rãi trong dân gian từ đó tới nay.

Ông Nguyễn Hòa, chủ biên trang mạng Văn học Việt và là bạn thân của ông Xuân Sách, đánh giá với tập Chân dung Nhà văn, ông Xuân Sách đã chứng tỏ sự trung thực của một người cầm bút.

“Anh ấy rất can đảm khi đụng đến các lãnh đạo văn nghệ. Anh cho người ta thấy chân dung của Hoài Thanh, Chế Lan Viên, Lưu Trọng Lư, Tố Hữu…Qua tập thơ, anh thể hiện đúng sự thẳng thắn của người cầm bút.”

Từ Hà Nội, nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo nói ông là người rất “hóm hỉnh và giàu tính tự trào”.

“Tính tự trào của thơ Xuân Sách đặc biệt bộc lộ qua tập Chân dung Nhà văn. Ông đã nắm bắt tính cách các nhà văn rất sắc sảo và tinh tế.”

Theo ông Nguyễn Trọng Tạo, Xuân Sách có công lớn khi ông “tạo được một dòng mạch khiến người ta phải chú ý” trong lối thơ tự vịnh, tự trào.

Nhà văn Đa Linh (Nguyễn Đức Hùng), phó giám đốc nhà xuất bản Đà Nẵng, kể “anh em nhà văn gặp nhau, rất hay trao đổi về tác phẩm này” và theo ông, rất khó có ai khác làm được như Xuân Sách.

Trong mắt ông Nguyễn Hòa, thể loại khắc họa chân dung nhà văn không thiếu người viết, nhưng thành tựu không nhiều.

“Thường thường họ chỉ kể vài sự kiện quen thân với nhau. Nếu giới thiệu chung chung về nhân vật thì bài ấy đạt, nhưng sâu hơn thì còn nhạt nhòa.”

Ông Hòa nói có hai lý do khiến thể loại chân dung văn nghệ sĩ, dù là bằng thơ hay văn xuôi, khó phát triển là vì không khí xã hội Việt Nam và quan hệ giữa người trong giới với nhau.

“Nhận định chưa nói ra, người ta đã bảo nó là sai lạc, thế này thế khác, thì thật khó. Ở đây, anh Phạm Lưu Vũ có viết một loạt bài như Xuân Sách, trong đó có một bài rất hay về Hữu Thỉnh. Có một số anh em cũng viết đấy, nhưng chỉ truyền miệng hay viết tay cho nhau. Đưa ra thì phức tạp lắm.”

Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo kết luận: “Dòng thơ chân dung nhà văn có lẽ sẽ không phát triển nhiều. Một người khác làm cả một tập thơ, tiếp tục Xuân Sách, hay có thể nổi danh hơn Xuân Sách, chưa có.”
0979198190
0979198190
Thượng Tướng
Thượng Tướng

Họ &Tên : Tiến Mạnh
Địa Chỉ : Hòa Bình
Giới tính : Nam
Tuổi : 34
Posts : 785
Points : 21964
Thanked : 27
Châm Ngôn : Chấp Nhận về Nhì!

http://www.thpt19-5.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết