Trường THPT 19-5 Kim Bôi
Chào mừng bạn đến với diễn đàn trường THPT 19/5
Mời bạn Đăng ký để có thể sử dụng đầy đủ chức năng trong diễn đàn...Xin cảm ơn..


Đăng nhập để cùng trò chuyện với các thành viên 19/5 nhé các bạn..!

Join the forum, it's quick and easy

Trường THPT 19-5 Kim Bôi
Chào mừng bạn đến với diễn đàn trường THPT 19/5
Mời bạn Đăng ký để có thể sử dụng đầy đủ chức năng trong diễn đàn...Xin cảm ơn..


Đăng nhập để cùng trò chuyện với các thành viên 19/5 nhé các bạn..!
Trường THPT 19-5 Kim Bôi
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

moi... chom duoc doc thu nha

2 posters

Go down

moi... chom duoc doc thu nha Empty moi... chom duoc doc thu nha

Bài gửi by cuuviho_lyly Thu Jul 21, 2011 1:19 pm

Khoảng 80% nhà quản lý và nhà tuyển dụng than phiền nhân viên trẻ quá yếu kỹ năng sống, lơ ngơ, không đáp ứng được yêu cầu công việc dù có bằng cấp rất tốt. Cũng có nhà quản trị cho rằng 80% sự thành công của một cá nhân là nhờ vào kỹ năng sống (Kỹ năng mềm) chứ không phải “kỹ năng cứng” (kiến thức). Nói đâu xa, Intel đã từng thất vọng ê chề khi chỉ chọn được 40 trong số 2.000 nhân viên cần tuyển dụng cho dự án đầu tư vào Việt Nam. Trong khi đó, sinh viên ngành CNTT loại khá, giỏi vẫn ra trường hàng năm, các giải “Trí tuệ Việt Nam”, “Sao khuê”,… vẫn được trao đều đặn, các cuộc thi Olympic toán học, vật lý , tin học, … quốc tế, sinh viên, học sinh Việt Nam vẫn đoạt giải cao và tình trạng sinh viên của các trường Đại Học khác cũng có tình trạng giống nhau. Nói như vậy để thấy giới trẻ Việt Nam không hề yếu kiến thức, nhưng lại bị các nhà tuyển dụng đánh giá là “ngớ ngẩn” chỉ vì thiếu kỹ năng sống cần thiết.
Vậy kỹ năng sống là gì? Và tại sao người Việt lại thiếu kỹ năng sống?
Định nghĩa về kỹ năng sống khá rộng nhưng theo tôi, kỹ năng sống là khả năng, là cách thức chúng ta tiếp cận và phản ứng với môi trường xung quanh, không phụ thuộc vào trình độ chuyên môn, kiến thức. Nhiều người cho rằng kỹ năng sống chính là tính cách, là bẩm sinh. Nhưng tôi không nghĩ vậy. Với tôi, kỹ năng sống là do chúng ta rèn luyện trong cuộc sống hàng ngày mà có. Người Việt Nam đặc biệt yếu kỹ năng sống có phải vì nền văn hóa Việt là văn hóa lúa nước, văn hóa cộng đồng, mọi cái tôi cá nhân đều được tạo thành quách bền vững, mọi sự khác biệt đều bị cô lập và phản ứng.
Từ nhỏ, chúng ta đã được dạy “trứng không được khôn hơn vịt”. Ở nhà, chúng ta không được phép nghĩ và làm trái ý bố mẹ và cũng chưa được phát huy tính sáng tạo bẩm sinh do bị thói quen cấm đoán của người lớn. Nghịch thì bảo là “hư”, nhút nhát đặt đâu ngồi đấy thì được đánh giá là “ngoan”… Đến trường, chúng ta không được nghĩ và làm trái với những gì thầy cô dạy. Và kết quả là kỹ năng Tư duy sáng tạo của chúng ta bị chết yểu ngay từ khi chưa kịp sinh ra. Học sinh nào dám giải bài theo cách khác với cách của thầy dạy thì lập tức bị cô là lập dị (vì không đúng với đáp án). Chúng ta giống như những con ngựa bị chủ che mất tầm nhìn nên phải lầm lũi một đường mà tiến dù có khi con đường ấy chẳng sáng sủa gì.
Và vì chỉ biết nhìn thẳng nên kỹ năng nhận định và giải quyết vấn đề của chúng ta cũng yếu ớt. (Có khó gì đâu mấy bài toán đố, nhưng vì không nhận ra cái lắc léo được giấu trong đề bài nên ta không giải được). Vì quen sống trong cái tôi đơn độc, chúng ta trở thành những “viên kim cương” vững chắc phòng thủ lúc nào không hay. Những “viên kim cương” ấy không thể liên kết với cát, xi măng được và chúng ta không thể làm việc nhóm dù chúng ta có biết các yếu tố để làm. Chúng ta chỉ được dạy cách lắng nghe một cách thụ động … mỗi lần phát biểu chính kiến là ta luôn bị “dập” bị đánh giá, chỉ trích …và vì bị nghe nói dài lê thê không đầu không cuối theo cảm tính nên ta không biết “cách trình bày” (kỹ năng thuyết trình). Và cũng vì chỉ biết nghe hoặc nói một chiều nên kỹ năng giao tiếp của chúng ta cũng không cao mà chỉ đạt ở mức giao tiếp bản năng. Những kỹ năng sống khác cũng gặp hoàn cảnh tương tự.
Nếu như trước đây, những người như nói trên được xem là ngoan hiền, mẫu mực được mọi người quý mến thì trong thời mở cửa hội nhập lại trở nên lạc hậu, thiếu khả năng thích nghi và thích ứng. Nhiều bạn trẻ học rất chăm, có nhiều bằng cấp, chứng chỉ tốt, điểm rất cao nhưng cũng vẫn không vượt qua nổi vòng phỏng vấn tuyển dụng vì những câu hỏi và câu trả lời “chẳng đâu vào đâu”. Và rồi khi được phân công làm việc thực tế thì chúng ta lại thiếu đi tính linh hoạt, thụ động trong khi môi trường xung quanh luôn biến đổi và đòi hỏi mỗi ngày một cao hơn, chủ động hơn. Thế là ta thất bại và không đáp ứng được công việc được giao. Như chúng ta thường thấy tiến sĩ là học vị rất cao (kiến thức) được nhà nước công nhận nhưng chưa chắc được nhiều người yêu quí và mến mộ, đó có phải là thái độ của anh ta không?
cuuviho_lyly
cuuviho_lyly
Thượng Sĩ
Thượng Sĩ

Họ &Tên : cửu vĩ hồ
Địa Chỉ : vĩnh tiến - kim bôi - hòa bình
Giới tính : Nữ
Tuổi : 34
Posts : 92
Points : 9577
Thanked : 9
Châm Ngôn : phải biết đặt niềm tin vào người khác...!

Về Đầu Trang Go down

moi... chom duoc doc thu nha Empty Re: moi... chom duoc doc thu nha

Bài gửi by anhkietvuong171 Fri Jul 22, 2011 7:35 pm

Bài viết khá hay. Các bạn trẻ và những bậc phụ huynh nên tham khảo.
anhkietvuong171
anhkietvuong171
Hạ Sĩ
Hạ Sĩ

Họ &Tên : Vương Anh Kiệt
Địa Chỉ : Tú Sơn - Kim Bôi - Hòa Bình
Giới tính : Nam
Tuổi : 37
Posts : 31
Points : 9479
Thanked : 2
Châm Ngôn : Cuộc sống là không chờ đợi

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết